Trong thời đại phát triển thông tin như hiện nay, chúng ta đã tiết kiệm được bao nhiêu thời gian và công sức vì có thể liên lạc với nhau rất nhanh và tiện lợi có khi cách xa nhau nửa vòng trái đất .Nhưng với quá trình phát triển của trẻ em , phương tiện truyền thông cụ thể là truyền hình có ý nghiã như thế nào?truyền hình không thể thay thế người chăm sóc trẻ
Trước hết chúng ta cần hiểu truyền hình không thể thay thế người chăm sóc trẻ. Truyền hình không đáp ứng được điều kiện cần có của người chăm sóc nhất là đối với trẻ dưới 5 tuổi, mặc dù ngồi trước truyền hình trẻ sẽ yên ắng hơn, có vẻ chú ý nhiều hơn. Điều đó làm cho cha mẹ yên tâm để tiếp tục công việc của mình và nghĩ rằng trẻ đang học kiến thức thế giới chung quanh qua màn ảnh nhỏ. Đúng là có những chương trình giáo dục làm giàu sự hiểu biết của trẻ nhưng không thể thay thể sự chơi đùa hay đọc sách báo cùng cha mẹ.
Ngày nay, truyền hình ảnh hưởng như thế nào trong sự phát triển toàn diện của trẻ về thể chất, vận động, ngôn ngữ, nhận thức ,cảm xúc và xã hội?
Kém may mắn thay ,hầu hết chương trình đều không tốt cho trẻ nhỏ ,ngay cả khi trẻ chỉ xem hoạt hình,vì đằng sau thái độ chăm chú đó, trẻ đón nhận hình ảnh đấm đá, bắn giết hoặc làm hại nhau dày đặc.Trẻ sẽ có khuynh hướng xem đó là hành vi bình thường ở người lớn.Nghiên cứu cho thấy rằng hành vi hung hăngvà khiêuchiến ở trẻ tăng lên đáng kể sau khi trẻ được xem chương trình truyền hình tivi có mô tả sự hung hăng và khiêu chiến.
truyền hình ảnh hưởng như thế nào trong sự phát triển toàn diện của trẻ về thể chất, vận động, ngôn ngữ, nhận thức ,cảm xúc và xã hội?
Trẻ có khuynh hướng tin vào những gì được đề cập trên truyền hình và ước muốn có tất cả các sản phẩm quảng cáo mà chưa thể hiểu hết giá trị thương mại của các hình ảnh đó. Vì thế cha mẹ gặp nhiều khó khăn khi đưa trẻ đi mua sắm đặc biệt vào thời điểm rời khỏi cửa hàng vì trẻ luôn nài nỉ mua hầu hết mọi thứ với lý do trẻ đã thấy chúng trên truyền hình và có khi trẻ sẽ bùng nổ (nằm vạ, ném đồ chơi hay đánh cha mẹ cũng như tự đánh bản thân) để thử thách sự kiên nhẫn và nhất quán của cha mẹ trong vai trò thiết lập một số quy luật quan trọng trong gia đình (ví dụ như giải thích điều trẻ được phép làm và điều trẻ không được làm)
Vai trò thương mại trong quảng cáo sản phẩm còn có một tác động không mong muốn đến thói quen ăn uống của trẻ .Bởi vì những sản phẩm đó có rất nhiều đường ,muối như nước ngọt ,bánh snack hay các loại bột ăn liền. Chỉ có rất ít , khoảng dưới 5% các thức ăn được quảng cáo hằng ngày tốt cho sức khoẻ như trái cây và rau quả. Vì vậy trẻ sẽ có nhận thức lệch lạc về thức ăn cần thiết cho sức khoẻ.Trẻ càng xem quảng cáo thức ăn càng nhiều, trẻ càng đòi hỏi nhiều bánh snack và càng ít quan tâm đến thức ăn có lợi cho sức khoẻ.
Bên cạnh tác hại đó, có thêm lý do nữa để trẻ càng xem truyền hình càng nhiều càng có khuynh hướng béo phì vì trẻ có khuynh hướng ăn nhiều hơn,nhất là nhiều béo hơn, đồng thời trẻ dành quá nhiều thời gian ngồi trước truyền hình thay vì cùng chơi một cách năng động hay tập luyện thể dục thể thao để giải phóng năng lượng .Lúc này truyền hình đã thay thế bạn bè thầy cô hay cha mẹ ,trẻ tiến dần đến thế giới cá nhân hơn, ít có nhu cầu giao tiếp bạn bè hơn,trẻ khó thích nghivới việc làm việc chung hoặc khó chia sẻ ý kiến của bản thân với mọi người.
Tất cả trẻ em đều cần chơi đùa năng động không chỉ để phát triển về thể chất mà còn về tinh thần và xã hội, có nghĩa là trẻ cần cơ hội để học hỏi một cách chủ động ,trong khi đó xem truyền hình là quá trình tiếp nhận thông tin một cách thụ động, không thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng quan trọng và thu nhận kinh nghiệm cần thiết theo từng lứa tuổi như kỹ năng giao tiếp để hình thành ngôn ngữ,sự sáng tạo, sự tưởng tượng hay khả năng đánh giá và sự trải nghiệm cảm xúc. Xem truyền hình tivi một mình càng nhiều trẻ càng ít cơ hội chơi với cha mẹ cũng như người chăm sóc để củng cố các hoạt động có ích này giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Truyền hình còn phơi bày các hình ảnh về giới tính, thuốc lá và rượu bia , đó là các vấn đề vượt quá nhận thức của trẻ nhỏ.Trẻ chỉ nhìn thấy cảnh người lớn nói về giới tính hay cách hút thuốc, mua bán thuốc lá cũng như uống rượu bia nhưng không thấy hậu quả của các vấn đề trên như mang thai không mong muốn, đánh nhau, bệnh tật và cuối cùng là cái chết.Vì thế trẻ có thêm cách nhìn lệch lạc trong cách giải quyết các vấn nạn trên.
Trẻ em không nên xem truyền hình quá 1 giờ những ngày trong tuần và quá 2 giờ vào cuối tuần.
Đứng trước các ảnh hưởng của việc xem truyền hình đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, cha mẹ cần làm gì và có thái độ như thế nào?
Cha mẹ cần hạn chế trẻ em dưới 2 tuổi xem truyền hình .
Trẻ em không nên xem truyền hình quá 1 giờ những ngày trong tuần và quá 2 giờ vào cuối tuần.
Không nên để truyền hình ở phòng riêng của trẻ.
Việc hạn chế thời gian xem truyền hình tivi cần được bắt đầu càng sớm càng tốt, vì sẽ khó khăn hơn khi trẻ lớn hơn và bắt đầu ý thức tự lập hơn.
Không nên dùng truyền hình là phần thưởng hay là hình phạt . Điều này chỉ làm trẻ thêm tò mò và trẻ sẽ tìm cách để lén xem.
Song song với việc hạn chế xem truyền hình tivi ,cha mẹ cần xây dựng các hoạt động vui tươi phù hợp với tuổi như các trò chơi xây dựng, lắp ráp, chơi biểu tượng (đồ hàng) , đọc sách ,tô màu vẽ tranh hay chơi ở ngoài trời hay thăm viếng bạn bè ,các viện bảo tàng hay danh lam thắng cảnh.
Nếu các chiến thuật trên không hiệu quả ,con bạn vẫn tìm cách lén xem khi không có mặt cha mẹ,bạn cần kiểm soát gắt gao hơn bằng cách dời truyền hình đến nơi phù hợp hơn và cài đặt phương tiện khoá để trẻ không thể xem một số chương trình nhất định mà cần giải thích vắn tắt rõ ràng cho trẻ lý do và mục đích quyết định trên .
Mặc dù xem truyền hình 1 hay 2 giờ có thể gây hại cho trẻ nếu đó là chương trình có tính bạo lực hay không phù hợp, nhưng cha mẹ cũng cần dạy cho trẻ lập kế hoạch chọn kênh, chương trình phù hợp và quyết định thời gian thích hợp một cách kỹ lưỡng để bạn có thể biết trước trẻ sẽ xem chương trình nào? trong bao lâu? Đồng thời nên dành thời gian cùng xem với trẻ , cùng bàn luận về nội dung cũng như hình thức để dạy trẻ hiểu được giá trị thật ( mặt tốt cũng như xấu) của những sự việc xảy ra trên truyền hình. Mục tiêu là giúp trẻ có nhận thức đúng đắn về cuộc sống chung quanh trẻ ,giúp trẻ củng cố hành vi tích cực thay vì bạo lực. Khi chương trình chấm dứt, động viên trẻ tắt truyền hình kịp thời .Cha mẹ cần làm gương tốt .Vì nếu bạn xem truyền hình suốt đêm con bạn không thể học để kiểm soát ý thức này được.
Khi chương trình chấm dứt, động viên trẻ tắt truyền hình kịp thời .Cha mẹ cần làm gương tốt
Cuối cùng, một hình thức khác của phương tiện truyền thông như nhạc rock, phim ảnh, trò chơi trên video hay trò chơi trên vi tính nhất là trên mạng có cùng thử thách giống như các chương trình truyền hình nói trên. Do đó các chương trình giáo dục gia đình có một vị trí quan trọng chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của phương tiện truyền thông .