Chăm sóc trẻ sơ sinh là điều hết sức khó khăn, cha mẹ cần biết một số dấu hiệu bệnh nặng ở trẻ, để có để chữa trị cho trẻ càng sớm càng tốt. Bởi vậy các bậc cha mẹ cần phải quan tâm một số triệu chứng nguy hiểm dưới đây.
Trẻ bị khó thở
Trẻ sơ sinh thường thở nhanh hơn người lớn và có nhịp thở không đều, thậm chí thấy rút lõm ngực nhẹ do lồng ngực mềm. Khi khỏe mạnh trẻ thường thở đều, nếu trường hợp trẻ thở nhanh, khó thở, lồng ngực rung lên, thở bằng mũi thì rất có thể trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp. Các mẹ nên cho trẻ bú đều, uống đầy đủ nước. Nếu trẻ đang bị khó thở và kèm theo môi, miệng, mặt tím tái hoặc xanh nhạt, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Trẻ sơ sinh sốt trên 38o C
Đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, nếu sốt trên 38oC thì nhất thiết phải đưa đi khám ngay, vì đây là dấu hiệu ban đầu của nhiều loại bệnh. Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ yếu nên dễ bị sốt. Trẻ bị nhẹ là do cảm lạnh nhưng cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm như viêm màng não. Chính vì vậy nên chữa trị càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Đặc biệt các bậc cha mẹ không được tự ý mua thuốc về cho trẻ uống khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ho kèm mật xanh
Khi trẻ có dấu hiệu bị ho, khóc quá nhiều, ăn nhiều là biểu hiện bất thường của dạ dày, hệ tiêu hóa, nhất là khi ho kèm theo mật xanh, hoặc có màu nâu đen giống như cà phê. Ho ra mật xanh là dấu hiệu bị lồng ruột, ruột bị tắc, còn nôn mửa có màu như bã cà phê là hiện tượng xuất huyết nội. Nôn mửa sau khi chấn thương não cần phải khám và đánh giá ngay vì đây là dấu hiệu bất thường, ngoài ra nếu chấn thương sọ não không kèm theo nôn mửa cũng phải đưa đi bác sĩ ngay.
Trẻ bị mất nước
Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ sơ sinh dưới 6 ngày tuổi phải thay tã ít nhất mỗi ngày là 6 lần. Trường hợp trẻ không ướt tã, có nhiều bà mẹ cho rằng trẻ khỏe mạnh nhưng đây chính là hiện tượng thiếu nước, khát, mất nước của cơ thể. Khi trẻ bị mất nước thường có dấu hiệu môi khô, khô miệng, mắt trũng, thờ ơ, đờ đẫn thiếu tập trung. Các bác sĩ khuyên nên cho trẻ bú bình thường và đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.
Trẻ bị vàng da
Vì da của trẻ sơ sinh còn đang ở trong giai đoạn hoàn thiện, nên tốc độ sản xuất và xử lý bilirubin tích lại và gây nên hiện tượng vàng da. Trường hợp cơ thể tồn đọng quá nhiều bilirubin có thể gây ảnh hưởng đến não, gây cơn động kinh và tổn thương vĩnh viễn. Khi trẻ bị vàng da, nên cho trẻ ăn uống thường để giúp trẻ đào thải bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua phân và nước tiểu. Nên cho trẻ đi khám sớm để có hướng điều trị kịp thời. Theo kinh nghiệm, chỉ cần cho trẻ ăn uống tốt và sử dụng liệu pháp trị liệu bằng quang tuyến là có thể đưa bilirubin về mức bình thường và giúp trẻ khỏi bệnh.
Môi trẻ bị tím tái
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu môi tím tái, xanh, hoặc trong lưỡi có màng nhầy, kèm màu xanh là dấu hiệu cơ thể thiếu oxy hay còn gọi là chứng da xanh. Nếu gặp trường hợp này, ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để kịp thời điều trị.
Trẻ có khỏe mạnh hay không là do sự chăm sóc yêu thương từ cha mẹ, chính vì thế trẻ sơ sinh cần có một sự chăm sóc đặc biệt để trẻ có thể lớn khỏe mạnh.
Theo phunukieuviet & giadinh