Rối loạn về ngôn ngữ là một trong những đặc điểm dễ nhận biết nhất ở trẻ tự kỷ.
Trẻ bình thường trải qua các giai đoạn phát triển ngôn ngữ khác nhau trong những năm đầu đời. Tuy nhiên đối với trẻ tự kỷ thì bánh xe ngôn ngữ dường như bị chệch ra khỏi đường ray phát triển hoặc đi rất chậm lại. Nhiều trẻ tự kỷ ít bập bẹ trong năm đầu tiên. Nhiều trẻ gần như câm nín cho đến 5 tuổi. Khoảng 1/2 trẻ tự kỷ sẽ bị câm nín suốt đời.

Một số trẻ vẫn có sự phát triển về lời nói, nhưng cách phát âm và cách biểu đạt ngôn ngữ lại có những dấu hiệu bất thường. Trẻ có những câu nói vô nghĩa,nhại lại lời người khác rất chính xác nhưn dường như bản thân trẻ cũng không hiểu những lời nói mà mình phát âm ra.
Trong giai đoạn đầu của sự phát triển ngôn ngữ, trẻ có thể có hiện tượng hoán đổi đại từ nhân xưng. Giọng nói có thể giống robot, đặc trưng bởi sự đơn điệu, phẳng lặng, không thay đổi, ít nhấn giọng và không diễn cảm.

Một số trẻ nói với mục đích “tự kích thích”, lời nói có tính chất lặp đi, lặp lại, không liên quan đến những việc thực sự đang diễn ra xung quanh. Trẻ nhỏ có thể gặp các vấn đề về phát âm, khi lớn lên tình trạng này có thể giảm.
Đối lập với khả năng nhại lời chính xác, những lời nói tự nhiên của trẻ lại có nội dung rất nghèo nàn, vốn từ ít ỏi. Bé có thể dùng kiểu nói như đang hát, kéo dài một số âm hoặc từ nào đó trong câu. Câu nói thường được kết thúc kiểu câu hỏi (lên giọng ở cuối câu). Cấu trúc ngữ pháp bất thường, không thành thục, thường gặp trong lời nói tự nhiên của trẻ.

Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của mình, hoặc dùng những từ riêng mà người khác không thể hiểu được. Nhưng bé không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và đại từ. Trẻ có khuynh hướng không sử dụng lời nói để giao tiếp. Thường nói rập khuôn, lặp đi lặp lại. Không biết dùng lời nói để diễn tả ý trừu tượng. Không biết nói về chuyện quá khứ, chuyện tương lai hoặc chuyện không xảy ra trước mắt.
Tiến bộ hơn, một ít trẻ tự kỷ có thể nói về điều trẻ quan tâm, nhưng một khi người lớn đáp ứng và bắt đầu nói chuyện với trẻ thì trẻ lại bỏ dở và rút khỏi cuộc nói chuyện ấy. Một số trường hợp khác trẻ vẫn hưởng ứng cuộc nói chuyện nhưng khi chuyển đổi chủ đề thì trẻ hoàn toàn không hiểu, không biết nói gì nữa.Nói chung, trẻ vẫn thiếu khả năng tương tác qua lại.

Để can thiệp và điều trị về khả năng ngôn ngữ cho trẻ, cha mẹ cần lập ra một giáo trình cụ thể và tuân thủ theo giáo trình đó. Khi nói chuyện với trẻ, cha mẹ lưu ý dùng những từ đơn giản, nói chậm, âm phát ra phải rõ ràng. Vì não bộ là nơi điều khiển khả năng ngôn ngữ nên để cho quá trình trị liệu đạt được hiệu quả tốt cha mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung các sản phẩm bổ não có nguồn gốc từ thiên nhiên như Thực phẩm chức năng Vương Não Khang. Vương Não Khang là dòng sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ chậm nói, chậm phát triển về ngôn ngữ, chậm giao tiếp, chậm tương tác xã hội, trẻ chậm phát triển trí tuệ và trẻ tự kỷ.
Theo benhsuynhuocthankinh.vn