Co giật là bệnh gặp khá nhiều ở trẻ em và có xu hướng giảm dần sau khi trẻ lên 3 tuổi. Dưới đây là một số nguyên nhân gây co giật ở trẻ em và hướng xử lý.
Co giật là một trong những rối loạn thần kinh hay gặp ở trẻ em. Hiểu sâu hơn thì co giật là một trạng thái rối loạn tạm thời về mặt nhận thức, hành vi… do sự phóng điện đột ngột và quá mức trong một thời gian nào đó của noron thần kinh.

Nguyên nhân:
Tuy co giật ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân nhưng thường chia ra thành 6 nhóm sau:
1. Do động kinh
Đây là nguyên nhân ít gặp nhất đối với trẻ khi bị co giật.
2. Do nhiễm trùng
- Viêm não
- Viêm màng não
- Sốt cao co giật
- Áp xe não
- Nhiễm ký sinh trùng trong não
3. Bệnh về thần kinh
- Dị tật bẩm sinh hệ thần kinh
- Sang chấn lúc sinh
- Thiếu oxy não cục bộ
- Bệnh thoái hoá não
4. Chấn thương hay bất thường mạch máu
- Tai biến mạch máu não
- Xuất huyết nội sọ
- Xâm hại trẻ em gây chấn thương não
- Chấn thương sọ não

5. Rối loạn chuyển hoá
- Tăng CO2 trong máu
- Hạ calc, hạ đường huyết, hạ men máu.
- Thiếu oxy trong máu
- Rối loạn chuyển hoá bẩm sinh
- Thiếu pyridoxine
6. Ngộ độc
- Ngộ độc rượu, thuốc chống dị ứng, thuốc gây nghiện.
- Ngộ độc chì
- Ngộ độc khí CO.
- Ngộ độc các thuốc chống trầm cảm.
Co giật ở trẻ em có đặc điểm gì?
Có nhiều dạng co giật ở trẻ em, thường là:
– Co giật cơ
– Sốt cao khi co giật
– Trẻ bị sùi bọt mép khi co giật
– Co giật kéo dài hoặc mọt thời gian rất ngắn
– Trẻ nôn hoặc đau đầu
Khi trẻ bị co giật nên làm gì?

- Đưa trẻ ra khỏi nơi có thể khiến trẻ bị tổn thương.
– Sử dụng thuốc hạ sốt nếu trẻ bị sốt cao.
– Cho trẻ nằm nghiêng hẳn sang một bên.
– Nếu cơn co giật của trẻ kéo dài thì ngay lập tức đưa trẻ đi bệnh viện.
– Nếu cơn co giật ngắn bạn cũng nên sắp xếp đưa trẻ đi khám bệnh sau đó, tránh tình trạng các cơn co giật lại xảy ra gây nguy hiểm cho trẻ.
Theo phunukieuviet & giadinh