Mẹ thường có tâm lý con ăn càng nhiều chất bổ dưỡng thì càng phát triển toàn diện nên nhồi nhét vào bát thức ăn của trẻ đủ thứ thực phẩm. Thói quen này có thể tạo nên tâm lý biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ.
Các mẹ hãy cùng xem những thông tin thú vị dưới đây để biết về những nguyên tắc khi chọn thực phẩm cho con yêu nhé!

3 nguyên tắc chế biến thức ăn dặm cho bé
Nguyên tắc 1: Bắt đầu với thức ăn nguyên chất, giàu sắt
Thực phẩm càng thuần nhất thì càng tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Vì vậy, mẹ không nên nấu chung các loại thịt bò, thịt gà với tôm, cua trong một bữa ăn. Nên chọn thức ăn giàu sắt như thịt hoặc ngũ cốc, bánh… cho bé tăng cường chất sắt vì trước 6 tháng, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé bắt đầu giảm dần.
Lưu ý: Ở thời điểm từ 6 tháng trở đi, mẹ đã có thể bổ sung vào khẩu phần của bé bánh ăn dặm. Lý do là, bánh ăn dặm có thể bổ sung cho bé thêm nhiều chất dinh dưỡng có thể thiếu hụt trong bữa ăn hàng ngày của bé. Có thể cho bé cầm bánh cắn để tập phản xạ nhai hoặc nấu cùng cháo cho bé đều được. Lời khuyên cho mẹ, khi chọn bánh nên chú ý đến thành phần dinh dưỡng trong bánh, khả năng hòa tan của bánh để bé không bị nghẹn khi ăn, và cuối cùng là kích thước bánh có phù hợp với hàm bé trong giai đoạn tập nhai hay không.

Nguyên tắc 2: Chỉ một loại rau là đủ
Mỗi loại rau sẽ có một tác dụng và hương vị khác nhau. Do đó, mẹ hãy kiên nhẫn cho bé nếm từng loại rau trong bữa ăn để bé dễ cảm nhận hương vị và tiêu hóa tốt hơn. Như vậy mẹ cũng dễ kiểm soát bé thích và dị ứng với loại rau nào.
Lưu ý: Trẻ 6 – 12 tháng nếu ăn quá nhiều chất xơ sẽ dẫn đến tiêu chảy, một số bé lại bị táo bón do chất xơ ứ đọng trong ruột.
Nguyên tắc 3: Thay đổi thực đơn phong phú
Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm cũng là một cách kích thích khẩu vị của bé. Ngoài sữa, bột công thức pha với các loại nước cháo, nước rau, bạn nên thêm vào thực đơn của con món ngũ cốc, trái cây, bánh…
Lưu ý: Với bánh ăn dặm, mẹ cũng nên thường xuyên đổi vị cho bé.

5 nhóm thực phẩm cần bổ sung cho bé trong thời điểm ăn dặm
– Nhóm đạm: Bao gồm thịt, cá, trứng, các loại đậu… là nguyên liệu tạo các chất kháng thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật, tạo dịch tiêu hóa, nội tiết tố cho trẻ…
– Nhóm bột đường: Bao gồm các loại ngũ cốc, bánh mì, các loại khoai… cung cấp cho bé năng lượng cần thiết để tăng trưởng và hỗ trợ cho sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
– Nhóm chất béo: Bao gồm các loại dầu oliu, dầu đậu nành… Nhóm thực phẩm này cung cấp năng lượng, Omega 3 và vitamin A, E và D.
– Nhóm rau xanh, trái cây: Trái cây tươi và rau xanh chứa tất cả các loại vitamin và khoáng chất quan trọng. Trẻ nhận đủ lượng rau, trái cây sẽ không táo bón, da mịn màng, ít các bệnh lý nhiễm trùng.
– Các loại bánh ăn dặm: Hầu hết các loại bánh ăn dặm đều được làm từ ngũ cốc, bột sữa… nhằm bổ sung các các dưỡng chất cần thiết cho con.
Theo Mẹ&Con