Trẻ con thường hiếu động và việc bị ngã bầm tím là chuyện thường tình. Dưới đây là một vài mẹo giúp mẹ nhanh chóng đánh tan vết bầm cho bé.
Dùng nước muối sệt
Các mẹ hãy lấy ít muối pha thành dung dich sệt rồi ray nhẹ nhàng vùng da trẻ vừa bị sưng tím. Dung dịch này sẽ làm giảm sưng phồng và các vết sưng tím sẽ nhanh chóng tan ngay.
Chườm lạnh
Các mẹ có thể lấy vài viên đá nhỏ bọc vào khăn xô, chườm trực tiếp lên vết bầm tím, day đi day lại vết bầm tím đó. Chườm lạnh không những làm dịu cơn đau của bé mà còn kích thích các mạch máu bị tổn thương co bóp lại, giảm sưng phồng, giảm bầm tím hiệu quả.
Chườm ấm
Khi bị va đập, máu sẽ bị tụ lại gây bầm tím, máu khó lưu thông, hãy sử dụng một chiếc khăn ấm để lên vết máu bầm và chườm khăn ấm lên vết bầm tím , xoa bóp nhẹ nhàng để làm máu được lưu thông tan vết máu bầm tụ.
Nha đam và ngò tây
Nha đam và ngò tây có tác dụng kháng sinh tốt, mau liền vết thương, giàu vitamin, điều này giúp cho những vết bầm tím mau chóng được cải thiện, giảm bớt sưng viêm. Hãy xay nhuyễn nha đam và ngò tây rồi trộn hỗn hợp này thoa lên vùng bầm tím mỗi ngày 3 lần để giảm đau và nhanh tan máu bầm.
Tinh dầu dừa
Mẹ cũng có thể dùng tinh dầu dừa để thoa lên vùng da bị bầm tím cũng rất hiệu quả.
Lăn trứng gà luộc còn nóng
Trứng gà có tác dụng rất tốt trong việc làm tan các vết bầm tím. các mẹ luộc trứng xong vớt ra lăn cho bé, lúc này nhiệt của trứng vẫn còn cao nên có áp suất hút vào lòng vàng. Kiên trì thực hiện thì các vết bầm tím sẽ tan hết.
Nước lá cải bắp.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể lấy lá cải bắp giã lấy nước rồi thoa lên vùng da bị sưng tím của bé. Ngoài tác dụng làm giảm thâm tím, nước lá cải bắp còn có tác dụng chống viêm nữa đó các mẹ nhé.
Cà phê
Cà phê còn có thể làm giảm thâm tím. Dùng bột cà phê đắp lên vùng thâm tím rồi dùng gạc băng lại để 1 tiếng đồng hồ. Mẹ cũng tránh dùng bột cà phê bôi lên mắt rất nguy hiểm cho bé.
Nghệ tươi + phèn chua
Mẹ lấy nghệ tươi đem giã nát cùng với phèn chua, rồi đem đắp lên vùng da bị thương, bầm tím do ngã.
Theo Yeutretho/Người Đưa Tin