Ngoại trừ một số ít trường hợp có khả năng nói tốt (chưa xét đến nói lưu loát và rành mạch), phần đông người tự kỷ đều gặp vấn đề trong việc sử dụng NGÔN NGỮ để giao tiếp.
Và dường như, ngôn ngữ cũng chính là yếu tố, khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng và sốt ruột nhất. (Sự thật là trong số 10 phụ huynh tương tác với mình lần đầu, thì hết 8 phụ huynh miên man kể về tình trạng chậm nói của bé, nhưng lại ấp úng trước câu hỏi về Giao Tiếp Mắt và Mức độ Linh Hoạt trong đời sống.)
Hoạt động thể chất giúp bé giảm tăng động (2)

Mỗi lần gặp trường hợp như trên, mình đều phải giải thích cho phụ huynh rằng Ngôn Ngữ chỉ là một phần trong giao tiếp, và khó khăn lớn nhất ngăn cản người tự kỷ hòa nhập, chính là Khó khăn trong Giao tiếp.
Và chỉ khi nào chúng ta nhận ra rằng, chúng ta cần phải có một chiến lược để đánh chiếm đồng đều trên các trận địa, thì khi đó, ta mới có thể đi đến được khả năng hòa nhập xã hội hoàn toàn, của các bé.
Có những điều lưu ý sau đây cần tránh, để phụ huynh không phải rơi vào tình trạng “Tự đặt bẫy mình” – nghĩa là tự tay giới hạn khả năng giao tiếp linh hoạt bằng Ngôn Ngữ của con, trong cuộc chiến sống còn này.
Giao tiếp ở người tự kỷ – hay còn gọi là Năng lực Giao tiếp- là một sự kết hợp đan xen giữa các yếu tố với nhau. Chính vì vậy, nếu ta biết khéo léo đan xen việc nâng cao đồng thời các yếu tố còn lại của Giao tiếp, là: GIAO TIẾP ÁNH MẮT & PHI NGÔN NGỮ; MỨC ĐỘ TẬP TRUNG TƯƠNG TÁC; KHẢ NĂNG LINH HOẠT TRONG ỨNG XỬ, thì rất dễ dàng, khả năng hấp thụ và biểu đạt Ngôn Ngữ của các em sẽ tăng lên. Còn ngược lại, những khó khăn trong các kỹ năng ấy, sẽ dìm Ngôn Ngữ của con bạn xuống thê thảm. Thứ hai, một cái bẫy nữa, đó là bắt đầu dạy Ngôn Ngữ cho con, từ những thứ mà con không thích!Đối với những em bé Son-rise, Ngôn Ngữ của các em được hình thành từ những gì các em yêu thích nhất, như : “Con hổ”, “Xe”, “Nhảy”, “Bóp”…Những sự vật, những hoạt động gần gũi nhất, và con hứng thú nhất.
Mình không hề nói là cách dạy cũ là không có tác dụng hay sai trái gì cả. Điều mình muốn nhấn mạnh, chính là việc bắt đầu từ những thứ con thích, một món đồ chơi,một hoạt động nào đó mà con và bạn đang cùng làm, thì sẽ dễ và nhẹ nhàng hơn nhiều cho cả bé và người hướng dẫn.

Có 3 mẹo nhỏ ở đây, đó là:
– Nên ưu tiên bắt đầu với DANH TỪ và ĐỘNG TỪ, những thứ trực quan và dễ hình dung nhất cho bé.
– Chỉ dạy nói khi bé đang nhìn vào mắt bạn, chứ đừng thúc ép bé nói, khi bé đang lơ đãng. Và lúc dạy thì phải nhấn mạnh, rõ vào một từ duy nhất. Chẳng hạn: “ Con nói GẤẤẤẤẤU…” thay vì “ Con nói con gấu đi, con gấu, nói đi, con…gấu…”
Cái bẫy thứ 3, cũng là cái bẫy mà hơn 90% phụ huynh mắc phải, và bản thân mình cũng đã mất một thời gian khá lâu luẩn quẩn trong đấy: ĐÁNH MẤT ĐI SỰ HẤP DẪN CỦA NGÔN NGỮ.
Thằng bé đang đi ngang, bạn chỉ tay vào mình và nói “Ba/bà/bố/mẹ/ông…con nói đi, nói đi”; thằng bé đòi bạn lấy món đồ chơi, giữ chặt nó bảo: “Thế tóc mẹ đâu? Thế mắt mẹ đâu? Thế miệng mẹ đâu?…Thế? Thế? Thế?” thằng bé cố gắng thều thào, và cho đến một lúc nó thấy mình đang bị lợi dụng; “Ối Nam ơi, bình thường mình hay chơi với quả gì? Quả____? Đúng rồi, Bóng! Quả Bóng!”
Bạn có nằm trong nhóm kể trên không?
Tất cả những hành động mớm mồi cho trẻ nói trên, đôi khi giúp bạn moi được ở bé một vài từ, nhưng luôn đi kèm là sự bất mãn khi và chán ghét khi phải sử dụng ngôn ngữ. Và cho dù trong tương lai, trẻ có khả năng nói được đi chăng nữa, thì thứ Ngôn Ngữ mà con sử dụng, sẽ không thể nào mềm mại và có cảm xúc như chúng ta được.