Dưới đây là 7 dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em giúp bạn nhanh chóng phát hiện và sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp.
- Đau bụng
Dấu hiệu trẻ bị đau bụng là dấu hiệu tương đối phổ biến, tùy theo biểu hiện và độ tuổi của trẻ mà nó là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau:
Khi trẻ lớn xuất hiện triệu chứng đau bụng phía dưới, bên phải hoặc đột nhiên đau quặn bụng co thắt từng cơn, thì bố mẹ hãy bảo trẻ thử nhảy lên xuống vài lần, nếu thấy đau hơn thì đó có thể là dấu hiệu đau ruột thừa.
Khi trẻ nhỏ bị đau bụng thất thường, lúc thì quặn thắt lúc lại không sao khiến bé ôm bụng khóc dai dẳng, đó có thể là dấu hiệu của chứng lồng ruột – một loại rối loạn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ khi các đoạn ruột bị vướng vào nhau, vô cùng nguy hiểm.
Những cơn đau bụng dai dẳng có thể do rối loạn tiêu hóa, thay đổi thức ăn, dị ứng hoặc táo bón, khó tiêu.
Khi trẻ bị đau bụng dữ dội và kéo dài nhiều giờ không khỏi, cần đưa trẻ đến bác sỹ để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời, nếu không sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
- Môi tím tái
Nếu bạn thấy môi trẻ chuyển từ màu đỏ hồng sang tím tái và trong lưỡi có chất nhầy xuất hiện thì đó là biểu hiện của tình trạng trẻ bị thiếu ô xy. Tình huống này rất nhiều bố mẹ chủ quan và suy nghĩ đơn giản nên dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm.
Khi bé có hiện tượng này, cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Đảm bảo cho bé được thoáng khí, dễ thở, tránh mặc cho bé quá nhiều áo quần hay cuôn bé quá chặt sẽ khiến bệnh càng thêm trầm trọng.
- Khó thở
Trẻ khó thở, thở nặng nề, thở bằng miệng có thể là dấu hiệu bất thường của hệ hô hấp. Những bất thường này có thể là suy hô hấp, khó thở thanh quản, hen suyễn hoặc nhiễn virus viêm phối…
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời tạo mọi điều kiện để bé được thoáng khí và thở dễ dàng hơn.
Thở khó, thở chậm, có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực
Trẻ liên tục thở nhanh và khó khăn, bạn nhìn thấy lồng ngực của trẻ phập phồng lên xuống nhiều và liên tục
Khó thở, thở khò khè và bỏ ăn, xuất hiện màu xanh xung quanh miệng trẻ, môi hoặc móng tay, màu da của bé tái nhợt hoặc xám xanh, mũi bị sưng phồng lên
Đầu trẻ thường bị gật gù khi thở và hay bị ngửa ra sau trong thì hít vào. Nếu quan sát thì sẽ thấy sụn thanh quản nhô lên khi hít vào, mặt trẻ bị nhăn lại, hai cánh mũi nở rộng
- Sốt cao trên 38 độ C
Trẻ em với hệ miễn dịch, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị sốt cao do nhiễm trùng vi rút, vi khuẩn, thời tiết thay đổi, mọc răng,… Nhưng khi trẻ sốt cao trên 38 độ C bạn cần chú ý để có cách thức xử lý phù hợp;
Nếu bé dưới 2 tháng tuổi bị sốt cao: Có thể bé bị cảm sốt (chỉ có dấu hiệu sót và cơ thể mệt mỏi) hay viêm màng não, viêm não do mô cầu (kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao). Bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt vì bệnh viêm màng não và viêm não do mô cầu rất nguy hiểm đến tính mạng, diễn biến nhanh và nặng.
Nếu bé trên 2 tháng tuổi: Khi bị sốt cao, bạn cần hỏi bác sỹ khoa nhi để được tư vấn kịp thời, cho bé uống thuốc hạ sốt như paracetamol với liều 10mg/kg/1 lần và 4-6 tiếng sau có thể cho bé uống tiếp liều thứ 2, ăn và uống thực phẩm giải nhiệt, đắp các loại lá giúp bé hạ sốt như lá rau diếp cá, lá rau tần,…
Tuy nhiên nếu trẻ không hạ sốt dù đã uống thuốc, hoặc sốt kéo dài hơn 5 ngày hay sốt cao kèm theo triệu chứng mất nước, co giật hãy đi bé khám tại các cơ sở y tế vì khả năng bị nhiễm khuẩn cao.
- Ho nhiều có kèm mật xanh, nôn mửa nhiều
Đối với trẻ nhỏ việc ho, khóc nhiều, ăn nhiều, ăn ít là những biểu hiện bình thường, tuy nhiên trong một số trường hợp nếu khi ho kèm theo mật xanh, hoặc có màu nâu đen giống như cà phê là dấu hiệu thể hiện sự bất thường của dạ dày, hệ tiêu hóa:
Khi trẻ ho ra mật xanh: Là dấu hiệu đầu tiên biểu hiện trẻ bị lồng ruột, ruột bị tắc;
Khi trẻ nôn mửa có màu như bã cà phê: Là hiện tượng xuất huyết nội. Đặc biệt nghiêm trọng nếu bé bị nôn sau khi bị va đập, chấn thương ở đầu bởi có thể bé bị chấn thương ở não đấy nhé. Rất nguy hiểm đấy.
- Trẻ bị choáng và ngất xỉu bất thường, không rõ nguyên nhân
Trẻ có thể bị choáng nhẹ hay ngất do quá mệt mỏi, học hành căng thẳng, do quá đói,… Nhưng trẻ bỗng nhiên choáng rồi ngất xỉu không rõ nguyên nhân, cha mẹ không nên chủ quan, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Đặc biệt, triệu chứng này nặng hơn khi trẻ xỉu kéo dài trong vài phút, hơi thở ngắn, nhịp tim yếu, co giật hoặc lên cơn tai biến.
Nếu trẻ ngất xỉu và tỉnh lại sau vài phút bạn cũng nên đưa trẻ đến bác sỹ để kiểm tra và có những kết luận về tình trạng sức khỏe của bé nhé.
- Da trẻ có những biến đổi bất thường
Những nốt giống như nốt muỗi đốt hoặc mẩn ngứa bình thường cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm:
Bệnh viêm màng não: Nếu da trẻ có những đốm chấm đen hoặc vết sưng tấy khắp người, dùng tay ấn mạnh vào không bị xẹp xuống.
Bệnh rối loạn đông máu: Trên da trẻ xuất hiện những nốt mẩn theo các xoáy tròn, có những đốm nhỏ li ti không biến mất khi ấn lên da, hoặc xuất hiện các vết bầm lớn.
Bệnh mẩn ngứa dị ứng: Trên da lại xuất hiện ban lớn với nhiều hình thái khác nhau, thường hơi sưng lên và ngứa, môi bị sưng, khó thở.
Bệnh ung thư da: Nốt ruồi trên cơ thể trẻ bị biến hình và sưng lên.
Cơ thể trẻ có hệ miễn dịch và sức đề kháng rất yếu, chính vì thế những dấu hiệu bất thường nêu trên là vô cùng nguy hiểm, tuyệt đối các bạn không được chủ quan và tự điều trị ở nhà nhé.
Theo alobacsi.vn