Những dấu hiệu “Báo động đỏ” trẻ cần được can thiệp về Ngôn Ngữ Trị Liệu???
Trong thời gian gần đây, tại Đơn vị Ngôn Ngữ Trị Liệu thuộc Khoa Phục Hồi Chức Năng của bệnh viện Nhi Đồng 1, số lượng trẻ em đến khám và điều trị Ngôn ngữ trị liệu ngày càng tăng, theo thống kê số liệu hằng năm, năm 2013 có 1.178 trẻ có khó khăn về ăn uống, ngôn ngữ, nói và giao tiếp được khám và điều trị Ngôn ngữ trị liệu. Trong số đó trẻ em ở độ tuổi từ 4 đến 5 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ khá cao. Như bạn đã biết trẻ em phát triển về lĩnh vực ngôn ngữ mạnh nhất vào độ tuổi từ 9 tháng tuổi đến 4 tuổi (theo C. Nelson, in From Neurons to Neighborhoods, 2000). Vì vậy việc can thiệp sớm đóng một vai trò hết sức có ý nghĩa đối với Nhà chuyên môn, gia đình và chính bản thân của đứa trẻ. Việc can thiệp sớm và đúng chuyên khoa, điều này chắc chắn giúp trẻ của bạn có nhiều cơ hội theo kịp trẻ phát triển bình thường khác, nếu bạn biết cách phát hiện sớm về những dấu hiệu không được bình thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Sau đây chúng tôi chia sẻ với bạn cách nhận biết sớm những dấu hiệu tạm được gọi là “Báo động đỏ” trẻ cần được khám, tư vấn và can thiệp về chuyên khoa Ngôn ngữ trị liệu (nguồn: Government of Western Australia WA Conuntry Health Service, Red Flags Warranting a Speech Pathology Referral)
Trong thời gian gần đây, tại Đơn vị Ngôn Ngữ Trị Liệu thuộc Khoa Phục Hồi Chức Năng của bệnh viện Nhi Đồng 1, số lượng trẻ em đến khám và điều trị Ngôn ngữ trị liệu ngày càng tăng, theo thống kê số liệu hằng năm, năm 2013 có 1.178 trẻ có khó khăn về ăn uống, ngôn ngữ, nói và giao tiếp được khám và điều trị Ngôn ngữ trị liệu. Trong số đó trẻ em ở độ tuổi từ 4 đến 5 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ khá cao
Độ tuổi
Những dấu hiệu “Báo động đỏ” trẻ cần được khám, tư vấn và can thiệp chuyên khoa Ngôn Ngữ Trị Liệu
0-6 tháng
Khó nút – nuốt
Khi bú mẹ, mắt trẻ không nhìn vào mặt của mẹ
Không đáp ứng khi được gọi tên của mình
Có tiền căn nhiễm trùng tai
Không khóc, thường được cho rằng “em béngoan”
Không giao tiếp mắt
6-12 tháng
Khó nút – nuốt, khó ăn
Khi bú mẹ, mắt trẻ không nhìn vào mặt của mẹ
Không đáp ứng khi được gọi tên của mình
Không khóc, thường được cho rằng “em béngoan”
Không giao tiếp mắt
Không biết bắt chước một vài tiếng kêu của con vật quen thuộc
Không biết bập bẹ: baba, mama, dada (6-8 tháng)
Có tiền căn nhiễm trùng tai
Không có kỹ năng cùng chú ý
Không biết bắt chước các hành động: bye, ạ hay hết rồi
Không giao tiếp mắt
12 -18 tháng
Khó khăn trong việc ăn uống
Không đáp ứng khi được gọi tên của mình
Có tiền căn nhiễm trùng tai
Rất ít khóc, thường được cho rằng “em béngoan”
Không có hoặc kém kỹ năng cùng chú ý
Không nói được từ đơn, từ đôi
Không biết chỉ bằng ngón trỏ
Không thực hiện được yêu cầu đơn giãn 1 bước
Không có hoặc có rất ít vốn từ vựng (dưới 10 từ)
Kỹ năng tương tác xã hội kém
Không có kỹ năng chọn lựa
Kỹ năng chơi đùa kém
18-24 tháng
Kỹ năng tương tác xã hội kém
Không có kỹ năng chọn lựa
Kỹ năng chơi đùa kém
Vốn từ vựng ít (dưới 250 từ)
Không thực hiện được yêu cầu 1 – 2 bước
Không nói được từ đơn, từ đôi hoặc câu 3 từ
Không đáp ứng khi được gọi tên của mình
Có tiền căn nhiễm trùng tai
Rất ít khóc, thường được cho rằng trẻ ngoan
Không biết đặt câu hỏi hoặc không biết đưa ra yêu cầu
Không biết trả lời câu hỏi có/không?
24-36 tháng
Không nói được cụm từ hoặc câu 2-3 từ trở lên
Không đáp ứng khi được gọi tên của mình
Rất ít khóc, thường được cho rằng trẻ ngoan
Không thực hiện được yêu cầu 2-3 bước
Không biết chơi luân phiên
Vốn từ vựng hạn chế (dưới 500 từ)
Tính dễ hiểu lời nói của trẻ dưới 50 % đối với cha mẹ
Kỹ năng tương tác xã hội kém
Không có kỹ năng chọn lựa
Kỹ năng chơi đùa kém
Không biết trả lời câu hỏi có/không/cái gì?
Không biết đặt câu hỏi hoặc không biết đưa ra yêu cầu
Không hiểu khái niệm của từ: lớn/nhỏ…
Hay lặp lại câu nói của người khác
36-48 tháng
Tính dễ hiểu lời nói của trẻ dưới 75% đối với cha mẹ
Kỹ năng tương tác xã hội kém
Không có kỹ năng chọn lựa
Kỹ năng chơi đùa kém
Không biết trả lời câu hỏi cái gì /như thế nào?
Không biết đặt câu hỏi hoặc không biết đưa ra yêu cầu
Hay lặp lại câu nói của người khác
Không hiểu khái niệm của từ: cao/thấp, dài/ngắn…
Từ 4 tuổi
trở lên
Tính dễ hiểu lời nói của trẻ dưới 75% đối với người lạ
Không nói được câu dài 7-8 từ trở lên
Không kể được câu chuyện 4-5 chi tiết
Không khả năng trả lời câu hỏi như thế nào, tại sao…?
Hạn chế vốn từ vựng (dưới 1000 từ)
Hạn chế đặt câu hỏi
Khó khăn khi đưa ra yêu cầu cần giúp đỡ
Không thực hiện nhiều các yêu cầu cùng lúc
Hay lặp lại câu nói của người khác
Theo khuyến cáo của các Chuyên gia Ngôn Ngữ Trị Liệu đến từ Úc, Mỹ và Canada: trẻ cần được chuyển đến Chuyên viên Ngôn Ngữ Trị Liệu Nhi Khoa nếu phụ huynh hoặc các Nhà chuyên môn khác phát hiện trẻ của bạn chỉ có một trong những dấu hiệu “Báo động đỏ”. Thông thường các bậc phụ huynh bị mất rất nhiều thời gian đồng nghĩa với trẻ sẽ mất đi thời gian vàng được gọi là can thiệp sớm, vì sau khi phát hiện được những dấu hiệu không bình thường về ngôn ngữ ở trẻ, phụ huynh không biết tìm tới Nhà chuyên môn nào để giúp họ làm cách nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tối ưu nhấ
Theo khuyến cáo của các Chuyên gia Ngôn Ngữ Trị Liệu đến từ Úc, Mỹ và Canada: trẻ cần được chuyển đến Chuyên viên Ngôn Ngữ Trị Liệu Nhi Khoa nếu phụ huynh hoặc các Nhà chuyên môn khác phát hiện trẻ của bạn chỉ có một trong những dấu hiệu “Báo động đỏ”. Thông thường các bậc phụ huynh bị mất rất nhiều thời gian đồng nghĩa với trẻ sẽ mất đi thời gian vàng được gọi là can thiệp sớm, vì sau khi phát hiện được những dấu hiệu không bình thường về ngôn ngữ ở trẻ, phụ huynh không biết tìm tới Nhà chuyên môn nào để giúp họ làm cách nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tối ưu nhất. Chính các Chuyên viên Ngôn Ngữ Trị Liệu Nhi Khoa có chức năng khám, tư vấn và đưa ra các chiến lược, kỹ thuật hoặc phương pháp làm sao để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.
Hy vọng với một số thông tin như vậy, phần nào giúp quý phụ huynh tự tin và yên tâm hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ của bạn.
Hoàng văn Quyên, Cử nhân VLTL, Chứng chỉ Ngôn Ngữ Trị Liệu